Phân chuồng là gì? Đặc điểm và cách sử dụng hiệu quả? Đây hiện đang là chủ đề được thảo luận sôi nổi nhất hiện nay trên các diễn đàn nông nghiệp. Nếu bà con cũng đang thắc mắc về chủ đề này, hãy tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây, công ty Nông Nghiệp Việt Nông sẽ cung cấp cho bà con những thông tin hữu ích về phân chuồng và đặc điểm của nó.
Phân chuồng là gì?
Phân chuồng được hiểu là loại phân bón hữu cơ do các loài gia súc, gia cầm thải ra. Phân chuồng là hỗn hợp chủ yếu của các thành phần như phân, nước tiểu gia súc và chất độn. Nó được sử dụng trong giai đoạn bón lót nhằm bổ sung các chất hữu cơ cho đất, giúp đất tơi xốp, nâng cao độ màu mỡ phì nhiêu của đất, từ đó giúp cây trồng hấp thu các phân hóa học tốt hơn,…
Ưu và nhược điểm của phân chuồng
Phân chuồng là loại phân quen thuộc với người canh tác và được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Tuy không cho hiệu quả nhanh như các loại phân hóa học nhưng phân chuồng vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong hỗ trợ và thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Phân chuồng có những ưu nhược điểm như sau:
Ưu điểm
– Phân chuồng an toàn cho đất và người sử dụng trong khi vẫn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như đạm, lân, kali, magie, natri,… hoặc các nguyên tố vi lượng như đồng, kẽm, sắt,…
– Phân chuồng giúp cải tạo hóa lý tính một cách tự nhiên. Bởi trong phân chuồng có chứa chất mùn làm tơi xốp đất, thúc đẩy bộ rễ phát triển mạnh và tăng khả năng chống chịu của cây.
– Phân chuồng có giá thành rẻ do người nông dân có thể tự ủ phân dựa trên các nguyên liệu có sẵn như phân động vật, cây, lá rễ sau khi thu hoạch,…
Nhược điểm
– Phân chuồng có thời gian tác động lâu, phụ thuộc vào chăn nuôi và nếu không được chế biến kỹ càng phân chuồng có thể gây ra các bệnh khác cho cây trồng. Bên cạnh đó, trong quá trình lên men, phân chuồng còn tạo ra một lượng axit nếu bà con không kết hợp với vôi có thể gây ra chua đất.
– Hàm lượng chất dinh dưỡng của phân chuồng thấp hơn so với phân hóa học. Chính vì vậy, khi sử dụng bà con cần phải bón với lượng lớn cồng kềnh và kết hợp bón bổ sung.
– Nhiều bà con sử dụng phân tươi để bón lên đất gây ra hiện tượng bí đất, cây không hấp thu được mà trái lại còn đem về nhiều vi khuẩn, nấm bệnh và cỏ dại cho cây.
Huống dẫn sử dụng phân chuồng đạt hiệu quả
Ủ phân
Đây là giai đoạn cực kỳ cần thiết trước khi đem phân chuồng ra bón ruộng. Trong phân tươi của động vật còn chứa nhiều loại hạt cỏ dại, kén nhộng côn trùng, vi khuẩn, nấm,… Chính vì vậy, việc ủ phân hợp lý giúp tiêu diệt các mối nguy hại trên đồng thời tạo điều kiện cho các chất hữu cơ phân hủy, đẩy nhanh quá trình kháng hóa khi bón phân vào đất. Ủ phân giúp trọng lượng phân giảm trong khi chất lượng phân nâng cao, tạo ra phân chuồng có nồng độ chất mùn cao, muối khoáng, các sản phẩm trung gian,…
Bà con có thể tiến hành ủ theo 2 phương pháp:
Ủ nóng
Bà con tiến hành lấy phân ra khỏi chuồng, ủ trên nền không thấm nước và không nén phân. Sau đó, tưới nước lên và ủ từ 30-40 ngày là có thể sử dụng.
Ủ nguội
Bà con lấy phân ra khỏi chuồng, xếp thành lớp và nén chặt, trên mỗi lớp phân rắc 2% phân lân sau đó ủ bằng đất bột hoặc bùn khô đập nhỏ. Với phương pháp này, bà con nên ủ từ 5-6 tháng để phân chuồng cho hiệu quả cao nhất.
Bón phân
Bà con chỉ nên sử dụng phân chuồng cho giai đoạn bón lót. Sau khi bón cần vùi phân vào đất để tránh các chất dinh dưỡng bay hơi. Nếu sử dụng phân chuồng trong giai đoạn bón thúc, bà con nên sử dụng loại phân đã được ủ hoai mục hoặc nước phân để cho hiệu quả tốt nhất.
Trong canh tác trồng trọt, bà con nên sử dụng phân chuồng nửa hoai mục để cung cấp cả dinh dưỡng cho cây và đất.
Với ruộng mạ, vườn ươm cây non và các loại rau ngắn ngày, phân chuồng phù hợp và các loại phân đã hoai mục.
Phân tươi không được sử dụng tương tự như phân chuồng đã qua thời gian ủ. Bởi trong phân tươi còn chứa nhiều chất gây hại và các mầm mống gây bệnh cho cây. Bà con cần lưu ý để tránh các hậu quả không đáng có.
Phân chuồng chỉ hỗ trợ một phần trong quá trình sinh trưởng của cây, phân chuồng không thể thay thế hoàn toàn cho phân hóa học. Do đó, bà con nên phối hợp hai loại phân này để cho hiệu quả tốt nhất.
Phân chuồng có thể cung cấp chất dinh dưỡng Kali cao hơn so với đạm và lân, khi cây thiếu đạm và lân bà con cần tiến hành bón bổ sung cùng phân chuồng.
Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích mà công ty Nông Nghiệp Việt Nông muốn cung cấp cho bà con về chủ đề phân chuồng là gì, đặc điểm và cách sử dụng như thế nào? Hy vọng bài viết này có thể giải đáp thắc mắc của bà con và giúp bà con hiểu rõ hơn về loại phân chuồng. Nếu muốn cập nhật những kiến thức thú vị về nông nghiệp, hãy tiếp tục theo dõi Việt Nông. Chúng tôi hứa hẹn sẽ đem đến những chủ đề hay ho, mới mẻ trong các bài viết tiếp theo.
Để lại một phản hồi