Sen đá là một loại cây cảnh dễ trồng, dễ sống và ít bị bệnh. Tuy nhiên, nếu điều kiện chăm sóc không thuận lợi cũng như môi trường xung quanh nhiều mầm bệnh sẽ khiến cây không được tươi tốt. Đặc biệt, sen đá rất dễ mắc phải các bệnh như nấm, đốm đen trên lá,… nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến bệnh thán thư, gây nguy hại cho sen.
Vậy làm sao chăm sóc sen đá tươi tốt cũng như cách phòng, điều trị bệnh như thế nào? Nếu bạn đang có ý định trồng sen đá thì đừng bỏ qua bài viết hữu ích dưới đây. Hãy cùng Việt Nông tìm hiểu cách trị sen đá bị nấm lá, đốm đen trên lá gây bệnh thán thư nguy hiểm cho cây trồng qua bài viết sau đây nhé!
Tìm hiểu sen đá là gì?
Sen đá là loài cây ưa nắng, nên chúng dễ dàng sống tốt ở các vùng đất khô cằn, thậm chí thiếu chất dinh dưỡng và khô nóng như vùng núi đá, sa mạc. Vì đặc điểm này mà lá cây sen đá thường dày và mọng, giúp tích nước và duy trì sự sống qua những ngày hạn kéo dài. Đây cũng chính là đặc điểm sinh học quan trọng nhất cần chú ý khi trồng và chăm sóc cây sen đá.
Nguyên nhân sen đá bị chết và các loại bệnh thường gặp
Tác nhân lớn khiến sen đá chết
Có 2 tác nhân lớn khiến cho sen đá chết, đó là tác động từ thiên nhiên và tác động từ con người. Cụ thể như sau:
Tác động từ khí hậu
Có thể bạn chưa biết, sen đá là một loài cây mạnh mẽ không như vẻ ngoài “yếu đuối” chỉ là một bông hoa, và gần như bất tử trước thiên nhiên nơi nó sinh ra. Nhưng đặc biệt, dù có khả năng bất tử nhưng nếu sống ở một nơi nào đó không phù hợp thì sen đá sẽ chết ngay, dễ thấy nhất là khi con người mang chúng tới những nơi khác để trồng, và chỉ khi có tác động từ con người thì mới khiến sen đá chết.
Tác động từ con người
Tác động quan trọng thứ 2 có thể khiến sen đá chết đó là việc bạn trồng và chăm sóc nó như thế nào. Trồng khó hơn chăm sóc rất nhiều, nếu trồng không đúng cách, bạn chăm sóc đến mấy cây cũng sẽ chết. Và nếu chăm sóc loại sen đá nào không phù hợp với khí hậu bạn đang sống, thì có chăm sóc đến mấy cây cũng sẽ chết.
Các loại bệnh sen đá thường gặp
Trồng đã khó, chăm sóc còn khó hơn, vì sen đá rất dễ mắc bệnh. Các bệnh thường gặp ở sen đá gồm: sen bị nấm lá, sen đá bị đốm đen trên lá, sen đá bị nấm trắng, sen đá bị thán thư,… Nhưng loại bệnh thường xuất hiện nhiều nhất đó là sen đá bị nấm lá. Để nhận biết được sen đá bị nấm lá thì cần phải nắm rõ các đặc điểm nhận biết sau đây, từ đó có biện pháp điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả.
Dấu hiệu và cách trị nấm cho sen đá hiệu quả nhất
Dấu hiệu sen đá bị nấm
- Nấm là một loại bệnh phổ biến ở cây sen đá, bệnh xuất hiện phổ biến vào mùa mưa hoặc thời tiết thất thường.
- Bạn có thể dễ dàng nhận biết sen đá mắc bệnh qua dấu hiệu xuất hiện đốm đen trên lá và thân, điều này còn tùy thuộc vào loại nấm và vị trí tấn công.
- Cần lưu ý, khi sen đá đang phát triển bình thường mà có triệu chứng héo dần từ lá gốc lên cây thì cần phải nhổ cây lên để kiểm tra ngay, nếu thấy không có rễ trắng thì có thể cây đã nấm rễ.
Hướng dẫn 2 cách trị nấm hiệu quả cho sen đá
Cách 1: Không sử dụng thuốc
Điều quan trọng đầu tiên bạn cần làm, đó là phải cắt bỏ phần thối, sâu, đen của sen đá. Bạn bắt buộc phải cắt sạch sẽ, nếu không bệnh sẽ tái nhiễm ngay.
Lưu ý, nhớ sát trùng dao để tránh vi khuẩn còn bám lại trên dao và làm lây bệnh qua những cây khác nhé.
Tiếp theo, bôi nhẹ cồn vào vết cắt bệnh để sát trùng. Sau khi cắt, bạn đem cây phơi ở nơi râm mát trong thời gian từ 1-3 ngày để vết cắt khô rồi tiến hành trồng cây lại.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, hãy nhớ phòng bệnh cho sen đá trước khi để cây bị nhiễm bệnh nhé. Để phòng bệnh nấm trên sen đá hiệu quả, bạn nên phun thuốc phòng nấm cho những cây sen của mình tầm 2-4 tuần một lần. Nên phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối để phát huy hiệu quả tối đa nhé.
Cách 2: Sử dụng thuốc trị nấm sen đá
– Để diệt nấm sen đá nhanh và đơn giản hơn, bạn cũng có thể sử dụng thuốc để trị. Một số loại thuốc trị nấm hiệu quả cho sen đá phải kể đến là COC 85, Anvil 5SC, nấm Hồng, thuốc đặc trị bệnh thán thư,…
Bạn tham khảo liều lượng pha trên bao bì của các loại thuốc trên. Lưu ý vì cây còn khá nhỏ nên bạn có thể pha loãng liều lượng hơn một chút, hoặc bạn có thể dùng chất hữu cơ như oxy già hoặc Gynofar. Tỷ lệ pha chuẩn là 10ml cho 1 lít nước, tiến hành phun đẫm lá để ngừa nấm lá, nấm thân.
– Một cách hiệu quả nữa, là bạn cào một lớp đất trên mặt chậu, sau đó rải một lớp mỏng nấm đối kháng Trichoderma. Tiến hành lấp đất lại rồi tưới cho đẫm. Bạn nên bổ sung nấm đối kháng 2 đến 3 tháng một lần, không chỉ giúp đất tơi xốp mà vừa thêm lợi khuẩn cho cây.
Trên đây là một số loại bệnh phổ biến thường gặp ở sen đá cũng như dấu hiệu nhận biết và cách trị nấm cho sen đá hiệu quả nhất. Các bạn nên chú ý quan sát cây thường xuyên để phát hiện những bất thường của cây và có hướng xử lý kịp thời để bảo vệ và giúp cây phát triển khỏe mạnh nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Để lại một phản hồi